Tất tần tật thông tin bạn cần phải biết về Chứng minh nhân dân

Tất tần tật thông tin bạn cần phải biết về Chứng minh nhân dân

Tất tần tật thông tin bạn cần phải biết về Chứng minh nhân dân

Ngày cập nhật: 30/06/2019
53833

Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mọi công dân Việt Nam. Vậy CMND là gì, dùng để làm gì và thủ tục xin cấp, đổi ra sao

Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mọi công dân Việt Nam. Từ năm 2016, CMND đã dần được thay thế bằng thẻ Căn cước Công dân. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, có đến 47 tỉnh thành trên cả nước vẫn còn đang sử dụng CMND. Vậy CMND là gì?

CMND là một loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mọi công dân Việt Nam

CMND là một loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mọi công dân Việt Nam

Chứng minh nhân dân là gì?

Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP, Chứng minh nhân dân (một số người quen gọi là Chứng minh thư) là giấy tờ tùy thân do Công an có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam. Trong CMND sẽ có ghi rõ những thông tin về nhân thân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam được thuận tiện nhất.

Nói ngắn gọn hơn: CMND là giấy tờ nhân thân cần thiết để “nhận diện” các công dân từ 14 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thông tin trên CMND gồm những gì?

Hiện tại, thẻ CMND của công dân Việt Nam có các đặc điểm sau:

- Hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, 2 mặt in hoa văn màu xanh nhạt, được ép nhựa trong.

- Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.

- Thông tin mặt trước:

  • Bên trái gồm hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh cỡ 20x30 mm của người được cấp CMND; thời hạn của CMND (có giá trị đến...).
  • Bên phải: chữ "GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN" (in hoa, màu đỏ), số CMND, họ và tên khai sinh, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, nơi thường trú… của người được cấp CMND.

- Thông tin mặt sau:

  • Trên cùng là thông tin về dân tộc và tôn giáo.
  • Bên trái gồm 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải.
  • Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Lưu ý: Hiện nay vẫn đang lưu hành song song giữa CMND 9 số (như nội dung bên trên) và CMND 12 số (phát hành thí điểm khoảng năm 2013 – 2014). Mẫu này sau đó đã được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.

Nội dung trên CMND

Nội dung trên CMND

Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

Theo quy định, tất cả Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên đều có thể xin cấp CMND, trừ các trường hợp sau sẽ tạm thời chưa được cấp:

- Người trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND.

- Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.

Sử dụng Chứng minh nhân dân vào việc gì?

Theo Nghị định của Chính phủ về Chứng minh nhân dân, loại giấy tờ tùy thân này có thể được sử dụng trên khắp lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận nhân thân khi đi lại, giao dịch, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

Pháp luật cũng quy định việc nghiêm cấm làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… CMND. Mọi hành vi cố tình làm trái sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân

Để đăng ký cấp CMND, người xin cấp cần đến Công an cấp huyện (quận) nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp và nộp đầy đủ các giấy tờ sau:

- Đơn xin cấp CMND theo mẫu được điền đầy đủ thông tin;

- Hộ khẩu,

- Chụp ảnh;

- Lấy dấu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND;

- Nộp lệ phí

Mẫu tờ khai cấp CMND

Mẫu tờ khai cấp CMND

Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân bị mất như thế nào?

Theo Khoản 2, điều 5, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định nếu công dân bị mất Chứng minh nhân dân thì bắt buộc phải làm thủ tục cấp lại như sau:

- Đơn trình bày rõ lý do xin cấp lại CMND, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai;

- Hộ khẩu,

- Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới);

- Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;

- Lấy vân tay để in vào tờ khai và CMND;

- Nộp lệ phí

Nơi làm thủ tục cấp lại CMND:

- Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.

- Công dân đang phục vụ trong quân đội, công an (trừ nghĩa vụ quân sự) chưa đăng ký hộ khẩu cùng gia đình hiện ở tập trung trong doanh trại thì đến Công an cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính, nơi bố trí nhà ở tập thể của đơn vị làm thủ tục.

Thời gian trả CMND: Trong vòng 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp Chứng minh nhân dân.

Chứng minh nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân?

Theo Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2016: Trong thời gian sắp tới, toàn bộ Chứng minh nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân. Thời hạn phổ cập thẻ Căn cước công dân trên toàn quốc do thủ tướng chính phủ chỉ đạo là 01/01/2020. Tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại chỉ có 16 tỉnh thành đã tiến hành cấp thẻ Căn cước công dân, 47 tỉnh thành còn lại vẫn sử dụng Chứng minh nhân dân. Công dân tại các tỉnh thành trên vẫn sử dụng CMND để đi lại, giao dịch như bình thường cho đến khi có thông báo chính thức về việc chuyển sang thẻ Căn cước công dân.

CMND sẽ được thay thế bằng thẻ CCCD trong thời gian tới

CMND sẽ được thay thế bằng thẻ CCCD trong thời gian tới

Danh sách 47 tỉnh thành chưa áp dụng cấp thẻ Căn cước công dân

1

An Giang

25

Kiên Giang

2

Bắc Giang

26

Kon Tum

3

Bắc Kạn

27

Lai Châu

4

Bạc Liêu

28

Lâm Đồng

5

Bắc Ninh

29

Lạng Sơn

6

Bến Tre

30

Lào Cai

7

Bình Định

31

Long An

8

Bình Dương

32

Nghệ An

9

Bình Phước

33

Ninh Thuận

10

Bình Thuận

34

Phú Thọ

11

Cà Mau

35

Phú Yên

12

Cao Bằng

36

Quảng Nam

13

Đà Nẵng

37

Quảng Ngãi

14

Đắk Lắk

38

Quảng Trị

15

Đắk Nông

39

Sóc Trăng

16

Điện Biên

40

Sơn La

17

Đồng Nai

41

Thái Nguyên

18

Đồng Tháp

42

Thừa Thiên Huế

19

Gia Lai

43

Tiền Giang

20

Hà Giang

44

Trà Vinh

21

Hà Tĩnh

45

Tuyên Quang

22

Hậu Giang

46

Vĩnh Long

23

Hòa Bình

47

Yên Bái

24

Khánh Hòa

 


 

Thủ tục cấp đổi Căn cước công dân từ chứng minh nhân dân

Người đã có CMND 9 số hoặc 12 số có thể làm thủ tục cấp đổi sang Căn cước công dân như sau:

Bước 1: Điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân - mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Nộp lại CMND cũ.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay, nhận Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân kiểm tra và ký xác nhận.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nộp lệ phí.

Mẫu tờ khai cấp Căn cước công dân

Mẫu tờ khai cấp Căn cước công dân

Thời gian trả kết quả: Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc (khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014). Khi có kết quả, người xin cấp đổi CMND có thể đến nhận lại Căn cước công dân tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ lễ, tết) hoặc nhận qua đường bưu điện (nếu có đăng ký).

Như vậy là dịch vụ làm visa uy tín Liên Đại Dương đã “bật mí” cho bạn toàn bộ những thông tin cần biết về Chứng minh nhân dân. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé.

Tags

HOTLINE HỖ TRỢ:

| Mrs. Hoàng: 0937533290 | Mrs Thảo: 0988171828 | Văn Phòng: 19006859
X

Cài đặt live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?

Loading... Loading ...