Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động bị phạt như thế nào?

Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động bị phạt như thế nào?

Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động bị phạt như thế nào?

Ngày cập nhật: 13/10/2020
2488

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài chưa có giấy phép lao động nhưng điều này là trái với pháp luật.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về điều kiện để người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam cũng như các mức phạt cho doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động.

Điều kiện để người nước ngoài vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam

Căn cứ vào Điều 169 của Bộ luật Lao động 2012 quy định về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài muốn vào làm việc tại Việt Nam hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

+ Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

+ Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động.

Đối tượng người nước ngoài được miễn giấy phép lao động

Theo Nghị định 11 có hiệu lực từ ngày 1 tháng năm 2016, đối tượng người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động được bổ sung thêm, gồm:

+ Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong một năm.

+ Giáo viên, nghiên cứu sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.

+ Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.

+ Cá nhân có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

Lưu ý: Mặc dù có quy định về miễn giấy phép lao động, trong một số trường hợp người sử dụng lao động cần có xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc/ học tập/ giảng dạy.

Xử phạt hành vi sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

Nếu không tuân thủ theo quy định về xin giấy phép lao động, người lao động nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (Quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP):

+ Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

+ Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Đồng thời, bị trục xuất khỏi Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nếu không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động:

+ Vi phạm từ 01 người đến 10 người phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.

+ Vi phạm từ 11 người đến 20 người phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

+ Vi phạm từ 21 người trở lên phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về việc xử phạt hành vi sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động. Để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra, Quý khách hãy liên hệ ngay với Visa Liên Đại Dương theo hotline 1900 6859 để được tư vấn làm giấy phép lao động cho người nước ngoài. Chúng tôi rất sẵn lòng phục vụ Quý khách một cách nhanh nhất.

Tags

HOTLINE HỖ TRỢ:

| Mrs. Hoàng: 0937533290 | Mrs Tiên: 0916086898 | Văn Phòng: 19006859
X

Cài đặt live chat fanpage

Bạn cần tư vấn ?

Loading... Loading ...